đá mài dao, dụng cụ gia đình, dùng với máy khoan

Nhà cửa & Đời sống > Dụng cụ & Thiết bị tiện ích > Dụng cụ > Cưa, máy cắt & máy mài || đá mài dao, dụng cụ gia đình, dùng với máy khoan
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu đá mài dao, dụng cụ gia đình, dùng với máy khoan

đá mài dao, dụng cụ gia đình, dùng với máy khoan
nói đến, mài dao, chắc ai cũng nghĩ, việc này dễ ợt, ai mài mà chẳng được. có vẻ là như thế, nhìn người ta mài, đẩy tới, kéo lui, chẳng có gì là phức tạp. thế nhưng chỉ những người trong nghề mới hiểu, để mài được lưỡi dao cho thực sự sắc bén, đòi hỏi phải có một số kỹ năng nhất định. Đối với một số đồ nghề chuyên dụng như: kéo thợ may, thợ hớt tóc, đục, lưỡi bào của thợ mộc … thì việc mài bén là cả một quá trình đầy công phu mà chỉ có những thợ lành nghề mới mài được. quá trình mài đòi hỏi kinh nghiệm và đặc biệt là sự cảm nhận của các giác quan, nghe, nhìn, cảm giác từ các đầu ngón tay, tất cả cùng kết hợp lại trong suốt quá trình mài.
Dao, kéo nhà bếp, các vật dụng trong gia đình không đòi hỏi phải có độ sắc bén cao như những đồ nghề chuyên dụng nên việc mài chúng cũng đơn giản hơn nhiều. tuy vậy cũng cần phải nắm được một số kỹ năng thì mài mới bén được, nếu mài sai kỹ thuật thì không những không bén, thậm chí còn làm cùn thêm
Khi mài , các bạn cần để ý những kỹ thuật sau:
- Góc nghiêng: góc ngiêng khi mài rất quan trọng, nghiêng nhiều quá ( song song với đá ) thì phần bị mài sẽ không phải là lưỡi dao, mà là thân dao, như vậy thì mài mãi cũng chẳng bén được. nghiêng ít quá thì giống như dùng dao để cắt vào đá mài, ở góc nghiêng này thì càng mài càng cùn thêm. Vậy chứ góc nghiêng thế nào mới đúng? Tùy theo độ dày của dao, dao chặt thì dày, dao thái thì mỏng, dao gọt thì mỏng nữa, mỗi dao có một độ nghiêng khác nhau, khi mài bạn có thể cảm nhận qua các đầu ngón tay, khi nào đá mài ăn vào phần lưỡi dao thì góc ngiêng đó là đúng, giữ nguyên góc đó trong suốt quá trình mài.
- Lực đè: lực đè khi mài cũng cần điều chỉnh mạnh, nhẹ tùy theo từng loại dao, và cũng tùy theo mục đích mài, có thao tác mài phá và thao tác mài bén. Mài phá là trong trường hợp dao đã bị quá cùn, mài phá để tạo lại góc bén cho lưỡi dao, lúc này cần đè mạnh. Khi đã tạo được góc như ý thì chuyển sang quá trình mài bén, lúc này cần lực đè nhẹ để dao bén từ từ.
- Chiều quay của đá: chiều quay của đá cũng tùy thuộc vào bạn đang mài mặt nào của dao. Khi mài với máy khoan có chế độ đảo chiều quay, bãn hãy sử dụng chức năng này để có chiều quay phù hợp. quay từ trong phần thân dao ra phía lưỡi là đúng. Nếu quay ngược lại sẽ làm dao cùn thêm ( xem trong ảnh minh họa )
Trong trường hợp, dao chưa cùn lắm, chỉ cần liếc sơ lại, bạn có thể sử dụng phương pháp mài thủ công, như trong ảnh minh họa, bạn đưa lưỡi dao vào giữa hai miếng đá mài và nhựa chặn rồi kéo, đẩy cho đá lăn tới, lăn lui vài lần là dùng được.

#damaidao #danang #daokeonhabep #maykhoan #maymai #maikeo #maidao

Giá MAPS
Liên kết: Sữa dưỡng thể Mâm xôi chống lão hóa Raspberry Body Lotion The Face Shop (300ml)