Giới thiệu CÂY GIỐNG LÊ NÂU (MẮC CỌP) - 30K/CÂY
1 – Giới Thiệu:
Cây giống Lê Nâu Hàn Quốc có dáng quả tròn, kích thước lớn, mỗi quả nặng từ 450 – 500 gram. Vỏ khá mỏng, mịn và có màu vàng nâu nhạt. Khi ăn rất giòn, ngọt, thơm và nhiều nước. Lê có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, là loại trái cây chống bệnh tiểu đường, chống cholesterol. Đặc biệt, trong quả lê có nhiều chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa và bảo vệ tim khỏe mạnh. Lê Nâu Hàn Quốc từ lâu đã được người tiêu dùng việt nam ưa chuộng bởi chất lượng đã được khẳng định trên toàn thế giới, mỗi năm cứ đến mùa lê hàn quốc là Luôn Tươi Sạch đều nhập hàng nghìn thùng Lê về để phục vụ khách hàng.
2 – Tiêu Chuẩn Chọn Giống:
Lê được trồng bằng cách gieo hạt của các giống cây trồng thông thường hay của các loại cây hoang dã, chúng tạo thành các gốc ghép để các nhà chọn giống thực hiện việc ghép gốc. Các gốc ghép của cả mộc qua Kavkaz lẫn lê sản sinh theo dòng vô tính đều được sử dụng cho các vườn trồng lê ăn quả Người ta có thể thực hiện việc thụ phấn chéo để duy trì hay kết hợp các đặc điểm mong muốn.
3 – Thời Vụ và Mật Độ Trồng:
- Thời vụ: Trồng vào vụ xuân. - Khoảng cách: cây cách cây 6 – 7m , hàng cách hàng6 – 8m.
4 – Làm Đất Và Đào Hố Trồng:
- Đất cày bừa kỹ, làm sạch cỏ dại, bón 30 – 40 kg vôi bột/ sào BB trước khi lên luống 15 ngày - Đào hố: sâu 50 – 60cm, rộng 60 – 80cm
5 – Phân Bón Lót:
Bón 20 – 30kg phân chuồng, 0,5 – 1kg lân; 0,2kg vôi trộn đều với lớp đất mặt đua xuống đáy hố lấp hố trước trồng 30 ngày.
6 – Kỹ Thuật Trồng Cây Lê Nâu (Mắc Cọp):
Khi trồng mắt ghép phải quay về hướng gioa chính, trồng xong tưới nước, cắm cọc định vị. Trồng cây giữa hố, bới một hốc nhỏ ở giữa hố trồng, đặt cây vào vị trí, (nếu cây có bầu dùng dao rọc một đường từ trên xuống để lấy túi đựng bầu ra), lấp đất giữ chặt cây nén chặt xung quanh, tưới 10-15 lít nước cho 1 gốc. Cắm cọc cố định cây buộc bằng dây nilon để tránh cây bị lay gốc.
7 – Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Lê Nâu (Mắc Cọp):
7.1 – Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:
Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh... để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.
7.2 – Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:
Đây là khâu kỹ thuật quan trọng để quyết định đến năng suất quả. Nếu có điều kiện thì đầu tư hệ thống khung giàn làm bằng cột bê tông cốt thép cao 2,0 m, chôn sâu 40cm (hoặc ống kẽm ĐK 32 mm), hàn toàn bộ khung bằng đường ống kẽm ĐK 20 mm, căng toàn bộ giàn bằng thép 6mm. Khoảng cách 50- 60 cm một dây. Cột chôn giữa hàng cây khoảng cách 3-4m một cột đổ đáy bê tông sâu 40 cm. Nếu không có điều kiện thì vin uốn cành bằng cách dùng dây ni lông buộc cố định một đầu vào cành, uốn cành theo vị trí mong muốn và đầu dây còn lại buộc vào gốc hoặc ghim xuống đất. Kỹ thuật vin cành: Thông thường vào năm thứ 2 sau trồng chọn 3-4 cành cấp 1 để tạo bộ khung tán, mỗi cành cấp 1 để lại 2-3 cành cấp 2, vin cành tạo tá
Giá BOND